Ý thức hệ Chủ_nghĩa_cộng_sản_Gulyás

So với đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hungary trước năm 1956, chủ nghĩa cộng sản Gulyás bày tỏ sự quan tâm nhiều hơn một cách rõ nét đến công luận và đến tình hình đời sống của dân chúng trong thời điểm hiện tại (hơn là trong tương lai). Nó nới rộng giới hạn cho phép cho việc bất đồng quan điểm trong khuôn khổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa (theo ý của Kádár là "những ai không chống lại chúng ta đều là người của phe ta"), điều chỉnh vai trò của Đảng trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội (được hiểu là "phục vụ" thay cho "lãnh đạo" như trước kia), hạn chế sự quan cách và nghi thức rườm rà trong mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng, nâng cao phạm vi tự quản và sự tự biểu hiện của xã hội, và điều chỉnh chủ nghĩa Marx-Lenin theo hướng with modified means of dissemination. Nội dung của chủ nghĩa Marx-Lenin đã được viện dẫn ra để làm minh chứng cho những cải tổ của Kádár giống như Nagy Imre đã từng làm khi đề xướng "chủ nghĩa cộng sản sửa đổi" hồi 1956. Cụ thể, ông cho rằng "chủ nghĩa Marx không phải là một thứ gì bất định mà luôn thay đổi, luôn phát triển và tự hoàn thiện dần".[5] Ông cho rằng Karl Marx đã tạo ra một phương pháp không phải nhằm mục đích hướng dẫn cho toàn bộ đường đi nước bước cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. "Học thuyết Marx - như lãnh tụ Vladimir Ilyich Lenin từng nói – đưa ra những nguyên tắc mang tính hướng dẫn tổng quát nhất, và cách áp dụng chúng ở Anh khác ở Pháp, ở Pháp khác ở...".[6] Có điều là cách hiểu này không được chia sẻ bởi những nhà lãnh đạo Liên Xô lúc đó, thể hiện bởi thái độ của Nikita Sergeyevich Khrushchyov đối với Hungary vào năm 1956, hay của Leonid Ilyich Brezhnev đối với Tiệp Khắc vào năm 1968 và thể hiện trong cái gọi là học thuyết Brezhnev, cho rằng mặc dù "mỗi quốc gia xã hội chủ nghĩa có quyền tự quyết định những hình thái phát triển cụ thể theo đường hướng xã hội chủ nghĩa thông qua việc cân nhắc bản chất cụ thể của các điều kiện tại đất nước họ..." tuy nhiên "Liên bang Xô Viết sẽ không dung thứ cho sự xa rời các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội và sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản.".[7]